Vận hành lò hơi ( vận hành nồi hơi) là công việc nằm trong danh mục công việc có yêu cầu cao về an toàn lao động theo Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH.
Căn cứ theo nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, chúng tôi liên tục mở các lớp đào tạo học an toàn vận hành nồi hơi theo đúng nghị định 44/2016 NĐ- CP.
Đối tượng học an toàn vận hành nồi hơi
- Người bảo trì, vận hành, sử dùng lò hơi ( nồi hơi)
- Người làm công tác giám sát, quản lý an toàn
Giảng viên: Là các giảng viên cao cấp, giàu kinh nghiệm về An toàn vệ sinh lao động.
Mục tiêu:
– Kết thúc khóa học, học viên có kiến thức cơ bản về thiết bị nồi hơi.
– Hiểu rõ cấu tạo, tính năng thiết bị nồi hơi.
– Có kiến thức tổ chức, quản lý, vận hành, bảo trì thiết bị nồi hơi.
– Hình thành vững chắc các kỹ năng cơ bản vận hành các thiết bị nồi hơi.
– Làm được các công việc kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị.
– Vận hành an toàn đúng kỹ thuật.
Nội dung lớp học an toàn vận hành nồi hơi
a) Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao động
Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động Chế độ, chính sách của Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động
Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa
Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động
Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc
b) Tổng quan chung về lò hơi, cấu tạo chung và các cơ cấu an toàn lò hơi
1 .Các khái niệm cơ bản về nhiệt và truyền nhiệt.
-Khái niệm về nước sôi,hơi bão hào, hơi quá nhiệt.nguyên lý của
quá trình biến từ nước thành hơi.
– Khái niệm về sự cháy: Cháy hoàn toàn, cháy không hoàn toàn
2. Cấu tạo chung và các thông số đặc trưng của nồi hơi.
– Khái niệm về các lọai nồi hơi cơ bản: nồi hơi ống lò,ống lửa hơi
ống nước;nồi hơi ống nước đứng công suất nhỏ.
– Các thông số kỹ thuật đặc trưng của nồi hơi: công suất, áp suất
thiết kế, áp suất làm việc cho phép,diện tích truyền nhiệt.
3. Cấu tạo của nồi hơi mà người lao động đang vận hành
4. Các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên nồi hơi mà người học đang vận hành (Van an toàn, áp kế, ống thủy, hệ thống kiểm soát mực nước, van xả đáy, van một chiều, hệ thống cấp nước, hệ thống đốt nhiên liệu,..)
5. Hệ thống cấp nước
6. Hệ thống đốt nhiên liệu
7. Hệ thống gió – khói
8. Nước cấp và hệ thống xử lý nước
c) Các yếu tố nguy hiểm, kiến thức kĩ thuật an toàn và quy trình xử lý sự cố lò hơi
d) Các yêu cầu về tiêu chuẩn lỹ thuật an toàn lò hơi
e) Kiểm tra, sát hạch kiến thức đã học về an toàn nồi hơi
Chứng chỉ
Kết thúc khóa huấn luyện, học viên đạt yêu cầu được cấp chứng nhận/chứng chỉ/ sổ theo dõi học an toàn vận hành nồi hơi theo đúngnghị định 44/2016 NĐ- CP.
Ngoài ra, chúng tôi cũng liên tục đào tạo chứng chỉ vận hành nồi hơi ( vận hành lò hơi) trên toàn quốc.
Mọi thông tin chi tiết anh/ chị xin vui lòng liên hệ:
ĐT, Zalo: 0986 679 105 (Ms Thơm)
Email: thom.viendaotao@gmail.com
Website: daotaocapchungchi.vn
Youtube: Đào tạo cấp chứng chỉ