Phòng chống cháy nổ trong gia đình – Những điều cần biết

Đăng ngày 04/07/2024 lúc: 10:43

Phòng chống cháy nổ là một vấn đề quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình. Một đám cháy nhỏ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ trong gia đình là điều cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của mọi người.

Tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ tại nhà

Cháy nổ gây ra thiệt hại về người và tài sản

Hỏa hoạn có thể gây thiệt hại về người và tài sản vô cùng lớn. Theo số liệu của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), chỉ tính riêng trong năm 2023 đã xảy ra 3.440 vụ cháy trên cả nước, làm chết 146 người, bị thương 109 người; xảy ra 16 vụ nổ, làm 11 người chết và 27 người bị thương. Những con số này cho thấy tầm quan trọng của việc phòng chống cháy nổ trong gia đình. Mỗi gia đình nên chủ động trang bị những kiến thức, kỹ năng, thiết bị ngăn ngừa, xử lý khi có cháy nổ xảy ra.

Một đám cháy có thể bùng phát và lan rộng rất nhanh

Một đám cháy chỉ mất vài phút để bùng phát và lan rộng, gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Do đó, việc biết cách phòng ngừa cháy nổ, cũng như có những phản ứng kịp thời khi có hỏa hoạn xảy ra, sẽ giúp bảo vệ tính mạng của bạn và những người thân yêu.

Phòng ngừa tốt hơn là chữa

Một câu ngạn ngữ xưa có nói: “Phòng ngừa tốt hơn là chữa chữa”. Điều này hoàn toàn đúng trong việc phòng chống cháy nổ. Nếu chúng ta có những kiến thức và kỹ năng phòng ngừa cháy nổ tốt, chúng ta có thể ngăn chặn nhiều vụ cháy xảy ra, từ đó tránh được những thiệt hại đáng tiếc.

Nguyên nhân gây ra cháy nổ trong gia đình

Sự cố điện

Theo số liệu của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, nguyên nhân phổ biến trong các vụ cháy nổ do sự cố hệ thống, thiết bị điện là cao nhất. Nguyên nhân gây chập điện gồm:

  • Đường dẫn điện, thiết bị điện sử dụng đã lâu, chưa được thay thế, bảo trì thường xuyên; Tự ý câu dây điện, móc thêm các thiết bị điện ngoài thiết kế ban đầu như gắn tủ lạnh, máy lạnh,… Thiết bị tự ngắt (aptomat) bị hỏng, kém chất lượng, hoặc không được lắp đặt; Không tắt các thiết bị điện như phích cắm điện, ấm đun nước,.. khi ra khỏi nhà.
  • Ổ cắm điện bị lỏng: Đây là một trong những lỗi thường hay xảy ra nhất trong quá trình sử dụng ổ cắm điện do chất dẫn điện của chấu kém khiến trong quá trình sử dụng chấu điện ngày càng rộng ra làm cho ổ cắm bị lỏng.
  • Kết nối thiết bị có dòng tải lớn hơn dòng điện của ổ cắm điện cũng sẽ dẫn đến chấu điện nóng và bị nở ra từ đó ổ điện sẽ bị lỏng và gây nên chập cháy điện.
  • Nơi ổ cắm và dây dẫn không tương hợp nhau, do bị lỏng hoặc chật làm cho điện trở dây dẫn nâng cao gây chảy nhựa bên cạnh.
  • Việc cắm phích cắm hời hợt và lỏng lẻo, không dứt khoát dễ gây ra các tia lửa điện là nguyên nhân dẫn tới ổ điện bị chập.
  • Do ổ cắm điện bị dính nước, hệ thống điện gần nơi có độ âm cao, đường dẫn nước âm tường bị rò rỉ,…
  • Do sự cố từ các thiết bị điện trong nhà bạn bị hư hỏng cũng là nguyên nhân dẫn đến chập cháy điện. Đặc biệt với những thiết bị điện hoạt động với công suất lớn như ấm đun bị chập, lò nướng bị hỏng,…là nguy cơ tiềm ẩn gây ra tình trạng ổ cắm bị chập cháy.
  • Tự ý lắp đặt thêm các thiết bị, đồ dùng điện có công suất tiêu thụ lớn như máy điều hoà nhiệt độ, bình nước nóng, bếp điện từ…mà quên rằng các thiết bị này khi lắp đặt hệ thống điện trong nhà chưa được tính toán đến do đó tăng công suất tiêu thụ điện dẫn đến quá tải, chập mạch.
  • Bên cạnh đó, nhiều người vẫn có thói quen cắm sẵn dây sạc điện thoại, máy tính, máy sấy tóc để tiện khi dùng là có ngay. Tuy nhiên, thói quen sử dụng các thiết bị điện tử không đúng cách như vừa sạc điện thoại vừa dùng sẽ dẫn đến tình trạng ổ cắm nóng và tình trạng ổ cắm xẹt lửa, cháy nổ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bếp nấu ăn

Những thói quen làm bếp có thể gây hỏa hoạn

Quên tắt bếp, sử dụng bếp không đúng cách, hoặc để vật liệu dễ cháy gần bếp có thể dẫn đến hỏa hoạn. Bếp gas hoặc bếp điện có thể gây ra đám cháy nếu không được sử dụng đúng cách hoặc không được giám sát cẩn thận.
Khi sử dụng bếp, một nguyên nhân phổ biến khác gây ra hỏa hoạn là dầu quá nóng, gây cháy dầu mỡ. Điều này có thể làm bùng phát rất nhanh và nếu bạn không biết cách xử lý nhanh chóng đám cháy đó có thể lan rất nhanh.

Quên khóa van bình gas
Một thói quen không tốt mà nhiều người sử dụng bếp gas hay mắc phải hiện nay chính là quên khóa van bình gas sau mỗi lần dùng bếp hoặc khóa van gas không đúng quy trình (tắt bếp rồi mới khóa gas nhưng vẫn còn gas trong dây dẫn).

Thực tế có nhiều trường hợp bình gas không khóa van, khí luôn tràn trong dây dẫn, một thời gian dài hoặc qua một đêm dây dẫn bị chuột cắn, khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài, gặp tia lửa điện sẽ gây hỏa hoạn khiến gia chủ không trở tay kịp.

Thuốc lá

Thuốc lá tàn đỏ rơi vào vật liệu dễ cháy có thể gây ra cháy âm ỉ. Tàn thuốc lá có nhiệt độ rất cao và có thể gây cháy nếu tiếp xúc với vật liệu dễ cháy như giấy, vải hoặc gỗ.

Chất dễ cháy

Bảo quản xăng, dầu hỏa, cồn và các chất dễ cháy khác không đúng cách có thể tạo ra mối nguy hiểm hỏa hoạn. Các chất dễ cháy này cần được bảo quản cẩn thận, tránh xa nguồn lửa và nhiệt.

Những biện pháp phòng ngừa cháy nổ trong sinh hoạt gia đình

Về hệ thống điện

Lắp đặt cầu dao, aptomat cho hệ thống điện

Cầu dao điện hay aptomat là thiết bị có chức năng ngắt mạch điện khi hệ thống điện bị quá tải, sụt áp,… để tránh những bất ngờ xảy đến gây ra tai nạn về điện và cháy nổ. Tuy nhiên bạn nên dùng aptomat (cầu dao tự động) thay vì sử dụng cầu dao điện thông thường, bởi cầu dao điện thông thường không có khả năng tự động ngắt dòng điện hoặc hệ thống điện khi xảy ra sự cố.

Một số lưu ý khi lắp đặt cầu dao điện hay aptomat:

  • Phải tìm được một vị trí lắp đặt phù hợp để có thể dễ dàng dùng đến khi có sự cố. Tránh những khu vực dễ xảy ra sự cố và xa tầm tay trẻ em.
  • Khảo sát hệ thống điện để lắp đặt cầu dao điện hoặc aptomat phù hợp.
  • Nếu cảm thấy mình chưa có kinh nghiệm, hãy tìm người có kiến thức chuyên sâu để tiến hành lắp đặt để tránh sai sót.

Việc lắp đặt một hệ thống điện an toàn không chỉ giúp cuộc sống gia đình bạn ổn định hơn đồng thời nó cũng một nhân tố quan trọng giúp bảo vệ sự an toàn tính mạnh cho cả gia đình bạn.

phòng chống cháy nổ trong gia đình

Kiểm tra và bảo trì hệ thống điện thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống điện trong nhà, thay thế các dây điện và ổ cắm đã cũ hoặc hư hỏng. Điều này sẽ giúp phát hiện và khắc phục các lỗi điện trước khi chúng gây ra cháy nổ. Không để dây dẫn, ổ cắm sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.

Sử dụng thiết bị điện đúng công suất

Không sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc trên một ổ cắm. Điều này có thể dẫn đến quá tải và gây ra cháy nổ.

Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

Rút phích cắm các thiết bị điện khi không sử dụng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do chập điện hoặc quá tải. Trước khi đi ngủ, phải kiểm tra các thiết bị điện, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Không sạc điện thoại, máy tính, xe đạp điện, xe máy điện hoặc bất cứ các thiết bị nào để qua đêm để hạn chế những tai nạn xảy ra lúc đang ngủ.

Trường hợp đang sử dụng mà bị mất điện thì phải ngắt ngay các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện.

Tắt điện, ngắt cầu dao trước khi ra khỏi nhà. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện cho gia đình đồng thời cũng hạn chế tối đa những tai nạn có thể xảy ra trong khi bạn không ở nhà.

phòng chống cháy nổ trong gia đình

Tránh sử dụng thiết bị điện kém chất lượng

Tránh sử dụng các thiết bị điện kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc. Những thiết bị này có thể gây ra nguy cơ cháy nổ cao do không đảm bảo an toàn.

phong chong chay no trong gia dinh 4

Một số lưu ý khác

  • Không dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ cho các thiết bị điện có công suất lớn.
  • Không phơi, treo quần áo, khăn, mũ, tranh ảnh…trên các dây điện và bảng điện…
  • Không cắm dây dẫn điện trực tiếp trên ổ cắm.
  • Không dùng đinh, dây thép để buộc giữ dây điện vì chỗ tiếp xúc sẽ bị ăn mòn.
  • Không luồn dây điện qua mái lá, mái tôn, câu mắc điện tùy tiện, để hở các mối nối dây điện.
  • Không lắp đặt ổ cắm điện trong nhà vệ sinh, nhà tắm.
  • Để hạn chế nguy cơ gây cháy khi sử dụng các thiết bị như bàn ủi, bếp điện, các thiết bị gia nhiệt bằng điện trở phải có người trông coi hoặc các thiết bị phải được lắp hệ thống báo. Không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị bệnh tâm thần… sử dụng các thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
phòng chống cháy nổ trong gia đình
Phòng chống cháy nổ trong gia đình

Về bếp nấu ăn

Những lưu ý khi nấu ăn

Luôn trông chừng món ăn đang nấu trong bếp. Đừng rời phòng bếp khi bạn đang nấu món ăn. Nếu cần thiết phải ra ngoài, hãy tắt bếp và nhắc nồi, chảo xuống.

Luôn tắt bếp sau khi sử dụng.

Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Luôn giữ bếp sạch sẽ, tránh để vật liệu dễ cháy gần bếp. Việc này giúp hạn chế nguy cơ cháy nổ do bếp và các vật liệu dễ cháy tiếp xúc với nhau.

Hạn chế việc chó mèo chạy trên mặt bếp, đặc biệt là bếp điện, từ, có thể gây rắc rối lớn, thậm chí gây nên hỏa hoạn.

Đối với bếp gas

Với các hộ gia đình sử dụng bếp gas nấu ăn, cần định kỳ kiểm tra dây dẫn gas, tránh để dây quá gần bếp nấu hay các thiết bị tỏa nhiệt, không để dây bị xoắn, gập. Đồng thời, người dùng nên mua dây dẫn gas chính hãng để đảm bảo an toàn cho gia đình mình.

Để giảm nguy cơ mất an toàn vì sơ ý với việc khóa van, người dùng nên chú ý đóng van gas cẩn thận sau khi nấu ăn, kiểm tra khóa bếp đúng quy trình (khóa gas trước khi tắt bếp).
Người sử dụng bếp gas nên đặt bếp ở nơi thoáng khí. Cụ thể, bình gas phải được đặt cách bếp từ 1 đến 1,5 m. Dù nhà hẹp cũng không được đặt bình gas ngay dưới bếp. Cửa tủ đặt bình gas phải luôn luôn được mở, hoặc tháo hẳn để dễ quan sát, tránh chuột vào làm tổ hoặc gặm ống dẫn.

Khi phát hiện rò rỉ khí gas cần thực hiện các thao tác sau:

  • Tuyệt đối tránh các tia lửa điện vì sẽ gây cháy nổ với lực rất mạnh, nguy hiểm đến người. Bạn không bật quẹt hay que diêm tại nơi nghi ngờ bị rò rỉ đến tránh bắt lửa. Khi tắt thiết bị điện, bạn không nên tắt hay mở bất kỳ thiết bị điện nào ở gần khu vực rò rỉ, bạn tốt nhất nên cố cúp cầu dao điện từ xa.
  • Ngoài ra, khi ở trong khu vực bị rò rỉ ga, bạn tuyệt đối không dùng điện thoại vì sóng điện thoại sẽ tác động với khí ga tạo ra nổ lớn. Nếu cần thiết, bạn nên ra xa 3 – 4m so với nơi rò rỉ để dùng.

Về an toàn với thuốc lá

Việc hút thuốc lá trong nhà không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn tạo ra nguy cơ cháy nổ do tàn thuốc lá rơi vào vật liệu dễ cháy. Hạn chế hoặc ngưng hút thuốc lá trong nhà để bảo vệ an toàn cho gia đình.

Khi hút thuốc ngoài trời, hãy đảm bảo dập tắt hoàn toàn tàn thuốc lá trước khi vứt đi. Điều này giúp ngăn chặn nguy cơ cháy nổ do tàn thuốc lá chưa được tắt kỹ.

Phòng ngừa cháy, nổ ở nơi thờ tự

Các gia đình nên bố trí tường ở phía đặt bàn thờ và trần phía trên bàn thờ phải làm bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa các vật dễ cháy, hạn chế tối đa đồ cúng, hương, nến trên bàn thờ. Chỉ thắp đèn, nến và nhang khi có người lớn ở nhà và trông chừng bạn.

Không nên thắp đèn hương, nến, đèn cầy khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà.

Khi đốt giấy vàng mã, bạn phải cẩn thận và đậy nắp lại để tránh lửa cháy lan hoặc tro bị gió thổi bay khiến lửa cháy lan.

phong chong chay no trong gia dinh 3

Về bảo quản chất dễ cháy

Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu … phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.

Trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy

Mỗi gia đình cần trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC, nhằm phòng ngừa sự cố khi có cháy nổ xáy ra. Một số thiết bị thông dụng cần thiết có thể kể như:

  • Đầu báo cháy, thiết bị báo khói, thiết bị báo cháy
  • Bình chữa cháy
  • Bộ dây và thang thoát hiểm
  • Mặt nạ phòng độc
  • Búa thoát hiểm
  • Chăn chống cháy

Mỗi gia đình cần phải có phương án thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn

Mỗi hộ gia đình hãy chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. Dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng,.

Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng.

Trường hợp bố trí lồng, lưới sắt phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống nhất các thành viên trong gia đình biết.

Nắm vững các kĩ năng thoát hiểm, các kĩ năng sử dụng phương tiện chữa cháy.

Xem thêm bài viết: Cách thoát hiểm khi cháy tại nhà ở, chung cư, cao tầng

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức về phòng chống cháy nổ tại nhà, nguyên nhân gây ra cháy nổ, biện pháp phòng ngừa, những sai lầm cần tránh trong quá trình phòng chống cháy nổ của chúng tôi. Việc áp dụng những biện pháp phòng chống cháy nổ trong gia đình không chỉ giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe mà còn bảo vệ tài sản của mỗi thành viên trong gia đình. Hãy cùng nhau hành động để xây dựng môi trường sống an toàn và yên bình hơn.

Ngoài ra, chúng tôi liên tục mở các lớp đào tạo cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Mọi thông tin  chi tiết anh/ chị xin vui lòng liên hệ:

ĐT, Zalo: 0986 679  105 (Ms Thơm)

Email: thom.viendaotao@gmail.com

Website: daotaocapchungchi.vn

Facebook: Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy

Về Tác giả

Tư vấn viên
Tư vấn các khóa học: Đào tạo nghề vận hành xe nâng, vận hành máy xúc, vận hành nồi hơi, vận hành cầu trục,....; Khóa học kế toán trưởng; Vận hành nhà chung cư; An toàn lao động; Phòng cháy chữa cháy; Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu.
Xem thêm
Contact Me on Zalo
0986.679.105