Cách thoát hiểm khi cháy tại nhà ở, chung cư, cao tầng

Đăng ngày 26/04/2024 lúc: 15:10
cách thoát hiểm khi cháy

Hỏa hoạn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại về người và tài sản nếu không được xử lý đúng cách. Khi xảy ra hỏa hoạn, điều quan trọng là bạn phải biết cách thoát hiểm an toàn. Đây là một kỹ năng sống còn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các phương pháp thoát hiểm khi cháy xảy ra, các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn tại nhà.

Cách xử lý khi có hỏa hoạn xảy ra

Bình tĩnh

Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất. Khi phát hiện đang có sự có hỏa hoạn hãy bình tĩnh xem xét nguồn cháy đang ở khu vực nào, tìm cách dập và lối thoát an toàn nhất, việc mất bình tĩnh và hoản loạn sẽ dễ dẫn đến việc dập lửa sai cách hoặc chạy chen lấn giẫm lên nhau, bị ngạt khói…

Gọi điện 114

Ngay khi phát hiện ra đám cháy, phải nhanh chóng gọi điện thoại đến số “114” để báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ, chính xác vị trí, diễn biến đám cháy. Cần thông báo cho mọi người trong khu vực cùng biết, từ đó phối hợp với nhau để dập tắt đám cháy nhanh nhất có thể. Bạn có thể báo cho mọi người bằng nhiều hình thức báo động như hô hoán, đánh kẻng hay phát thanh trên loa…

Cách thoát hiểm khi cháy xảy ra     
Cách thoát hiểm khi cháy xảy ra

Sử dụng phương tiện PCCC sẵn có để dập cháy

Đầu tiên cần cô lập vùng cháy, bằng các cách sau:

Ngắt cầu dao điện

Quan sát xem vị trí ngọn lửa và khói ở đâu.

Nếu đám cháy nhỏ bạn nên tìm cách dập lửa. Sử dụng thiết bị dập lửa như bình chữa cháy bột, bình chữa cháy khí co2, cát, chăn ướt hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.

Trong trường hợp đám cháy quá lớn không thể dập lửa thì phải nhanh chóng tìm cách thoát hiểm.

Cách thoát hiểm khi cháy

Cách thoát hiểm khi cháy xảy ra

 

Xác định lối thoát hiểm an toàn

Nếu không dập được hãy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng bị cháy lại.

Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu xanh. Trên đường di chuyển, cần hô hoán thật to, thông báo cho những người xung quanh và nhấn nút báo cháy khẩn cấp để mọi người biết đến sự cố cháy, kịp thời thoát nạn. Trong quá trình thoát nạn, mọi người không nên hoảng loạn, chen lấn, xô đẩy lẫn nhau mà phải tương trợ lẫn nhau để cùng thoát khỏi hiểm nguy. Đặc biệt, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng cần được chú ý và giúp đỡ nhiều nhất.

Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Hãy sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy. Khi có hỏa hoạn, điều đầu tiên mà những người quản lý làm chính là tắt toàn bộ hệ thống điện, do đó nếu bạn sử dụng thang máy trong trường hợp này rất có khả năng sẽ bị nhốt lại ở bên trong.

Ngoài ra, hố thang máy hút khói vô cùng mạnh, chỉ một thời gian ngắn sau khi đám cháy bùng phát thì toàn bộ hố thang máy đã bị khói lấp đầy và người ta sẽ chết vì khói. Một trong những điều cần chú ý và đó cũng là kỹ năng thoát hiểm khi có cháy vì thang máy liên quan đến hệ thống điện nếu cháy có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện dẫn đến việc chúng ta sẽ bị kẹt lại.

Bên cạnh đó, các loại thang máy hiện nay cũng rất hiếm khi được trang bị cửa chống cháy, do đó chỉ chịu được mức nhiệt độ nhất định.

Ngoài ra, một số thang máy hiện nay còn được thiết lập cảm biến cháy, và thang máy sẽ tự động chạy về một tầng nào đó đã được lập sẵn, thông thường là tầng 1. Trong trường hợp tầng 1 cháy mạnh nhất, thang máy tự chạy về tầng 1 sẽ vô cùng nguy hiểm cho những người bên trong.

cach thoat hiem khi chay 3

Không cố gắng mang theo tài sản, thú cưng, đồ vật yêu thích

Tài sản chúng ta có thể kiếm cả đời, nhưng tính mạng chỉ có một. Lo lắng cho thú cưng hay đồ vật yêu thích là bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Chúng ta cần bảo vệ tính mạng của mình trước, chỉ đem theo những giấy tờ tùy thân, không nên ôm đồm quá nhiều. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn.

Cách mở cửa khi xảy ra hỏa hoạn

Nếu muốn mở cửa khi xảy ra hỏa hoạn, bạn cần cẩn thận kiểm tra nhiệt độ của cửa trước. Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm, đừng mở – mặt kia của cánh cửa đang cháy. Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay. Vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc thoát thân của bạn khi bạn bò hay xuống thang cứu hỏa. Nếu quả đấm cửa mát, và bạn không nhìn thấy khói quanh cửa, bạn có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận. Trong trường hợp an toàn, bạn nên mở cửa theo tư thế nghiêng người, tránh mặt sang một bên để tránh bị tạt lửa. Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng, hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt.

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa bạn cần và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan nhanh.

Nếu ngọn lửa quá lớn và khói đã bao trùm hành lang, không thể thoát ra ngoài thì bạn nên bình tĩnh và dùng chăn ẩm, băng dính bịt kín các khe cửa để tránh khói độc lan vào phòng. Tìm lối thoát khác.

Cách thoát hiểm khi cháy
Cách thoát hiểm khi cháy xảy ra

Chống ngạt

Bạn cần lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc có thể sử dụng mặt nạ chống khói khi được trang bị. Chiếc khăn ướt tuy nhỏ bé nhưng có thể ngăn được một phần khói và khí độc xâm nhập vào cơ thể và hạn chế phần nào sự tiếp xúc với các hạt bồ hóng, muội, các thành phần hữu cơ chưa cháy hết. Khi muốn thoát ra khỏi đám lửa, ngoài việc dùng khăn thấm nước che miệng, mũi, phải dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên toàn bộ cơ thể và chạy thoát nhanh ra ngoài qua đám lửa để tránh bị cháy quần áo gây bỏng da.

Luôn giữ cơ thể ở vị trí thấp khi di chuyển

Lý do là khói độc từ đám cháy thường nhẹ hơn không khí nên sẽ bay lên cao và oxi sẽ nằm phần thấp sát sàn nhà. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa. Nếu bạn thấy có khói trong nhà, hãy giữ cơ thể mình ở vị trí thấp gần sàn khi tìm đường thoát hiểm nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, ở vị trí thấp có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói. Tuy nhiên khi bò cần chú ý tránh các vật sắc nhọn như thủy tinh vỡ dưới sàn làm bị thương.

Nếu luồng khói tới từ trên cao hoặc ngay trong khu vực, hãy nhanh chóng di chuyển ra cửa thoát hiểm và đi xuống các tầng dưới. Nếu khói xuất phát từ tầng dưới, bạn hãy tìm cách di chuyển ngược lên trên tầng thượng để tránh ngạt khí.

cách thoát hiểm khi cháy

Nếu quần áo của bạn bị cháy

Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn thôi. Hãy nằm xuống. Việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên). Bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng, như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa. Sau đó lăn vòng quanh để giúp dập lửa.

Lưu ý tuyệt đối không nhảy vào bể bơi, hồ nước trong khu vực cháy vì rất có thể lửa đã làm nóng nước, có thể gây bỏng toàn thân khi nhảy vào.

Cách thoát hiểm khi cháy

Làm gì khi không thể ra ngoài ngay lập tức

Bạn không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát

  • Nếu không thể ra khỏi cửa hoặc lối thoát nạn an toàn, hãy ra ban công, cửa sổ hô to. Dùng đồ vật sáng màu ra hiệu.
  • Điện thoại 114 và 115, 113 hay công an phường, người thân… để thông báo vị trí bạn đang bị kẹt.
  • Nếu bạn ở tầng trệt, ra ngoài bằng cửa sổ: ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để đỡ bạn.
  • Tuyệt đối KHÔNG nhảy ở trên tầng quá cao khi chưa có sự hướng dẫn của đội cứu hộ. Có thể dùng thang dây, rèm, ga, nối lại để xuống thấp.
  • Trường hợp tại lô gia, ban công, tầng mái có lồng sắt bao bọc phía ngoài (chuồng cọp) mà không có sẵn ô cửa thoát nạn hoặc có nhưng bị khóa (không có chìa khóa, bị kẹt): Bình tĩnh di chuyển ra vị trí thuận lợi để hô hoán, báo hiệu, đồng thời chủ động tìm kiếm và sử dụng các vật dụng như búa, các thanh thép cứng khác mở rộng ô trên lồng sắt để thoát nạn.

Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng

  • Ngay từ bây giờ, hãy nghĩ xem phòng nào là tốt nhất, bạn cần một cửa sổ có thể mở được, và nếu có thể, một chiếc điện thoại để gọi cấp cứu.
  • Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không giúp bạn thoát ra được, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.
  • Nếu ở trong phòng rộng, kín và cánh cửa không phải vật liệu dễ cháy (như gỗ) thì có thể đóng chặt cửa rồi dùng quần, áo, khăn… thấm nước che kín các khe hở để khí CO không luồng vào phòng. Với cách này, chúng ta có thể duy trì sự sống trong vòng 30 – 60 phút trong thời gian chờ đội cứu hộ đến.
  • Cố gắng bằng mọi cách để liên lạc với người bên ngoài hoặc lực lượng cứu hộ biết mình đang bị kẹt ở trong đó để được giúp đỡ kịp thời.
  •  Dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh. Lưu ý tuyệt đối không trốn trong nhà vệ sinh vì đây là nơi dễ bị ngạt thở do không gian kín.
cách thoát hiểm khi cháy
Cách thoát hiểm khi cháy xảy ra

Xem thêm: Tìm hiểu kiến thức cơ bản về PCCC cần thiết

Không quay lại nhà bị cháy

Khi thoát nạn ra ngoài an toàn nên tập trung ở một nơi an toàn. Sau đó kiểm tra lại danh sách xem còn có người bị kẹt lại trong đám cháy không. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

Phòng ngừa cháy nổ xảy ra

  1. Tắt các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi nhà, trước khi đi ngủ. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.
  2. Ngắt aptomat, cầu dao nếu đi vắng nhiều ngày.
  3. Đồ điện, dây điện cũ, hỏng nên thay mới.
  4. Hàng hóa, vật dụng nào không cần thiết nên thanh lý bớt.
  5. Tại nơi đun nấu, không nên để hàng hóa, chất dễ cháy gần nơi đun nấu.
  6. Phòng ngừa cháy nổ xe máy điện, xe đạp điện
  7.  Khu vực thờ cúng: Vách, trần nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; đèn, bát hương, nến khi thắp cần đặt chắc chắn trên mặt phẳng để tránh bị đổ vỡ, trường hợp đặt trên vật dụng khác thì nên sử dụng vật dụng là loại không cháy hoặc khó cháy (miếng lót bằng kim loại, bát, đĩa, cốc…); không nên thắp đèn hương, nến, đèn cầy khi đi ngủ hoặc không có người ở nhà.
  8. Trang bị các thiết bị phòng cháy đầy đủ

Đầu báo cháy, thiết bị báo khói, thiết bị báo cháy

Bình chữa cháy

Bộ dây và thang thoát hiểm

Mặt nạ phòng độc

Búa thoát hiểm

Chăn chống cháy

9. Mỗi gia đình cần phải có phương án thoát nạn khi xảy ra hỏa hoạn

Trong những vụ hỏa hoạn, trẻ em thường trở thành nạn nhân đầu tiên bởi các em không biết cách thoát hiểm. Do đó để phòng tránh, các bậc cha mẹ nên giáo dục cho trẻ những kỹ năng thoát hiểm ngay từ khi các em còn nhỏ.

– Trong quá trình thoát nạn mọi người hãy hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt chú ý giúp đỡ người già, trẻ em và phụ nữ đang mang thai; tuyệt đối không được chen lấn, xô đẩy có thể dẫn đến chấn thương và nguy hiểm đến tính mạng nhiều người;

   Cách thoát hiểm khi cháy xảy ra
   Cách thoát hiểm khi cháy xảy ra                              

Kết luận

Trên đây là tổng hợp cách thoát hiểm khi cháy bạn có thể áp dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể, được chúng tôi kham khảo từ nhiều tài liệu. Việc nắm vững những nguyên tắc cơ bản và thực hành các kỹ năng thoát hiểm sẽ giúp bạn và gia đình duy trì an toàn trong trường hợp khẩn cấp. Hãy lưu ý các hướng dẫn và luôn duy trì sự bình tĩnh và sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Ngoài ra, chúng tôi liên tục mở các lớp đào tạo cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Mọi thông tin  chi tiết anh/ chị xin vui lòng liên hệ:

ĐT, Zalo: 0986 679  105 (Ms Thơm)

Email: thom.viendaotao@gmail.com

Website: daotaocapchungchi.vn

Facebook: Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy

Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy gọi ngay chúng tôi: 0986.679.105 nhé!

Bài viết liên quan

Phòng chống cháy nổ trong gia đình – Những điều cần biết

Phòng chống cháy nổ là một vấn đề quan trọng trong sinh hoạt hằng ngày [...]

Học lái xe nâng hết bao nhiêu tiền?

Trong thời buổi hiện đại, xe nâng đóng một vai trò quan trọng trong việc [...]

Đăng kí học lái máy xúc tại Nghệ An

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu về [...]

50 nguyên tắc an toàn vận hành xe nâng cần biết

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, thương mại và kho bãi, [...]

Nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng

Xe nâng là thiết bị nâng hạ phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các [...]

Học lái xe nâng tại Hòa Bình, cấp chứng chỉ sau khóa học

Xe nâng là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy, kho hàng, công [...]

Contact Me on Zalo
0986.679.105