Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một lĩnh vực hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của con người và tài sản. Bài viết này tổng hợp những kiến thức cơ bản về PCCC mà mọi người cần biết.
Một số kiến thức cơ bản
Sự cháy
Sự cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng.
Căn cứ vào định nghĩa, để nhận biết và phân biệt sự cháy với các hiện tượng khác ta dựa bào ba dấu hiệu đặc trưng là:
- Có phản ứng hóa học giữa chất cháy với oxy
- Có tỏa nhiệt
- Có phát sáng
Như vậy, bản chất bên trong của sự cháy chính là những phản ứng hóa học của chất cháy với chất oxy hóa, chúng khác với các phản ứng oxy hóa khác là tốc độ phản ứng xảy ra rất nhanh và giải phóng ra một lượng nhiệt lớn. Nhiệt và áh sáng chỉ là kết quả và biểu hiện bên ngoài của phản ứng.
Những yếu tố cần thiết cho sự cháy
Các yếu tố cần thiết cho sự cháy
Để có phản ứng cháy cần phải có 3 yếu tố: chất cháy, nguồn nhiệt thích ứng, nguồn oxy đầy đủ/
- Chất cháy được chia thành 3 loại:
- Chất rắn: Gỗ, cao su, vải, lúa, gạo…
- Chất lỏng: Xăng, dầu, benzene, axeton…
- Chất khí: axetylen(C2H2), oxitcacbon(CO), mê tan(CH4)
- Nguồn nhiệt thích ứng
- Nguồn nhiệt trực tiếp như: Ngọn lửa trần
- Nguồn nhiệt do ma sát sinh ra như: Ổ bi thiếu dầu mỡ, máy mài, ma sát giữa hai vật rắn…
- Nguồn nhiệt do điện sinh ra như chập mạch, mối nối lỏng hoặc các thiết bị sinh nhiệt…
- Nguồn oxy đầy đủ: Oxy là thành phân tham gia phản ứng cháy và duy trì sự cháy, qua thí nghiệm người ta đã xác định: Để duy trì sự cháy phải có từ 14% đến 21% oxy trong không khí.
Trong đó chất cháy và chất oxy hóa đóng vai trò là những chất tham gia phản ứng, còn nguồn nhiệt đóng vai trò là tác nhân cung cấp năng lượng cho các chất tham gia phản ứng cháy.
Chất cháy: là những chất có khả năng tham gia phản ứng cháy với chất oxy hóa.
Chất cháy trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Người ta có thể phân loại chất cháy theo khả năng cháy hoặc theo trạng thái tồn tại của chúng.
Điều kiện cần cho sự cháy
Khi đã có đầy đủ 3 yếu tố cần thiết cho sự cháy nói trên, thì cần thêm các điều kiện kèm theo để sự cháy có thể xảy ra:
- Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải tiếp xúc trực tiếp với nhau, nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp của 3 yếu tố trên thì sẽ không xảy ra phản ứng hóa học giữa chất cháy và chất oxy hóa để dẫn đến phản ứng cháy được.
- Thời gian tiếp xúc đó phải đủ lớn để phản ứng cháy xảy ra. Khi các yếu tố tiếp xúc nhau không đủ lớn thì tốc độ phản ứng hóa học giữa chất cháy và chất oxy hóa không đạt đến một giá trị làm xuất hiện sự cháy.
- Nồng độ của chất cháy, chất oxy hóa phải ở trong phạm vi giới hạn nồng độ bắt cháy. Đối với chất oxy hóa là oxy trong không khí thì với đa số chất cháy nồng độ đó của oxy là phải lớn hơn 14%.
- Nguồn nhiệt phải nung nóng được hỗn hợp chất cháy và chất oxy hóa (hỗn hợp cháy) tối thiểu đến nhiệt độ tự bắt cháy của hỗn hợp. Để đốt cháy được hỗn hợp cháy yêu cầu nguồn nhiệt không những phải có đủ số lượng nhiệt cung cấp mà còn phải có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ tự bắt cháy của hỗn hợp.
- Đồng thời, thời gian tiếp xúc giữa nguồn nhiệt với hỗn hợp cũng phải đủ lâu để nguồn nhiệt đốt nóng được hỗn hợp tốithiểu đến nhiệt độ tự bắt cháy của nó.
Những yếu tố và điều kiện cần thiết cho sự cháy là cơ sở để đề ra những biện pháp chung cũng như các biện pháp cụ thể phục vụ công tác đảm bảo an toàn PCCC có hiệu quả.
Đám cháy
Khái niệm đám cháy
Theo Luật PCCC thì đám cháy được hiểu như sau: Là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường.
Phân loại đám cháy
- Theo chất cháy: Đám cháy chất rắn (A); đám cháy chất lỏng (B); đám cháy chất
khí (C); đám cháy kim loại (D); đám cháy thiết bị điện (E, ). - Theo môi trường cháy: Đám cháy trong nhà, hầm kín; đám cháy ngoài nhà.
- Theo trạng thái chất cháy: Đám cháy đồng thể; đám cháy dị thể.
Các nguyên nhân gây cháy
Cháy do con người gây nên
- Do sơ suất, bất cẩn gây cháy. Nguyên nhân này là do chính con người thiếu kiến thức PCCC, không hiểu biết về cháy, các tính chất nguy hiểm cháy nổ của các chất cháy… dẫn đến việc sử dụng lửa, điện, xăng dầu không an toàn gây cháy, như: Sử dụng xăng đun bếp dầu; để bóng điện, đèn dầu sát vật dễ cháy…Từ trước đến nay nguyên nhân này thường chiếm tỉ lệ cao trong tổng số vụ cháy xảy ra.
- Do vi phạm các quy định an toàn về PCCC, tức là đã có những quy định an toàn PCCC, nhưng do không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến cháy, như: Hút thuốc , đun nấu trong khu vực cấm lửa, chứa xăng ở gần nơi đun nấu, tự ý co kéo dây điện làm chập mạch gây cháy…
- Do trẻ em nghịch lửa gây cháy. Có những vụ cháy do trẻ em nghịch lửa gây nên như: rước đuốc, hun chuột, đốt lửa sưởi, nướng, hút thuốc vứt đầu mẩu vào các vật dễ cháy…
- Do đốt: Do đốt phá do tư thù cá nhân, đốt để phi tang dấu vết, đốt để phá hoại, gây tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật tù an toàn xã hội.
Cháy do thiên tai
Có trường hợp do sét đánh, núi lửa hoạt động gây ra cháy.
Bão lụt cũng gây ra cháy: khi các chất lỏng cháy nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi lên trên mặt nước, sau đó có đủ điều kiện cháy thì sẽ gây cháy.
Do tự cháy
Là trường hợp ở nhiệt độ nhất định, chất cháy tiếp xúc với môi trường không khí và tự cháy, hoặc do chất cháy đó gặp một chất khác sinh ra phản ứng hóa học có thể tự bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt từ bên ngoài.
Nguyên nhân tự cháy được chia thành các loại như sau:
- Một số chất như natri(Na), Kali(K), Natri hydrosunphit. Khi gặp nước sẽ tự cháy.
- Tự cháy còn do quá trình tích nhiệt: giẻ lau thấm dầu mỡ chất thành đống để lâu ngày bị oxy hóa, tích nhiệt dẫn đến tự bốc cháy, một số loại dầu thảo mộc như: dầu bông, dầu lanh, dầu gai…do quá trình oxy hóa, nhiệt độ tăng lên đến nhiệt độ thích ứng sẽ tự bốc cháy.
- Một số trường hợp do tác động của các hóa chất cũng có thể tự cháy.
Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy cơ bản
Biện pháp tuyên truyền huấn luyện
- Người sử dụng lao động phải thực hiện trách nhiệm của mình trong việc giáo dục kiến thức PCCC cho người lao động; tổ chức huấn luyện cho họ cách thức PCCC.
- Mỗi cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh phải xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ phù hợp với đặc điểm của cơ sở và phải tổ chức tập luyện thường xuyên để khi có cháy là kịp thời xử lý có hiệu quả.
Biện pháp kỹ thuật
- Thay thế các khâu sản xuất nguy hiểm bằng các khâu ít nguy hiểm hơn.
- Quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các thiết bị sinh nhiệt.
- Cách ly các thiết bị, công nghệ có nguy hiểm cháy cao ra xa những khu vực khác.
- Cách ly chất cháy với nguồn nhiệt có thể phát sinh.
- Hạn chế đến mức thấp nhất số lượng các chất cháy trong sản xuất. Thay thế chất dễ cháy bằng chất khó cháy; xử lý vật liệu bằng sơn, hóa chất chống cháy.
- Bảo quản chất lỏng, chất khí dễ cháy trong bình, thùng kín không để rò rỉ.
- Lắp đặt các hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động.
Biện pháp hành chính
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật phòng cháy chữa cháy.
- Ban hành nội quy, quy định an toàn PCCC, phòng nổ độc trong công ty, cơ quan.
- Có hình thức xử lý những vi phạm quy định nêu trên.
Các phương pháp dập cháy cơ bản
Ba yếu tố chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt tạo thành sự cháy. Do đó, khi chữa cháy ta chỉ cần cắt đứt mối liên hệ giữa ba yếu tố (chất cháy với chất oxy hóa hoặc chất cháy với nguồn nhiệt) thì đám cháy sẽ được dập tắt.
Để thực hiện được “sự cắt đứt” này, căn cứ vào tác dụng chính của chất chữa cháy tới quá trình làm ngừng sự cháy ta có bốn nhóm phương pháp chữa cháy cơ bản sau đây:
- Nhóm phương pháp làm lạnh.
- Nhóm phương pháp cách ly.
- Nhóm phương pháp làm loãng.
- Nhóm phương pháp ức chế phản ứng hóa học.
Bản chất các phương pháp này được hiểu như sau:
Phương pháp làm lạnh
Bản chất của phương pháp này là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống nhiệt độ tắt dần (đám cháy dị thể) và xuống nhiệt độ tự bốc cháy (đám cháy đồng thể), chủ yếu được áp dụng để dập tắt các đám cháy chất rắn.
Ví dụ khi phun nước, bọt chữa cháy vào đám cháy…
Phương pháp cách ly
Bản chất của phương pháp cách ly là ngăn cách sự tiếp xúc giữa các phần tử chất cháy và chất oxy hóa ở vùng phản ứng cháy. Phương pháp cách ly có thể sử dụng ở hầu hết các dạng đám cháy.
Ví dụ khi phun nước, bọt chữa cháy vào đám cháy…
Phương pháp làm loãng
Khi đưa chất không cháy( hơi nước, khí trơ, bột..) vào vùng cháy, nó không chỉ làm loãng nồng độ chất cháy mà còn làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy (<14%). Do vậy sự cháy không được duy trì.
Ví dụ khi phun nước, bọt chữa cháy, CO2 vào đám cháy…
Phương pháp kìm hãm hóa học phản ứng cháy
Bản chất của phương pháp này là làm mất khả năng hoạt hóa các tâm hoạt động của phản ứng cháy chuỗi. Khi phun vào vùng cháy các chất có tác dụng trung hòa các tâm hoạt động thì phản ứng cháy chuỗi sẽ đứt, tác động trung hòa các tâm hoạt động càng mạnh thì hiệu suất tác động kìm hãm tới phản ứng cháy càng cao.
>>>Xem thêm: Các phương pháp phòng cháy chữa cháy trong trường học đảm bảo an toàn
Kết luận
Kiến thức phòng cháy chữa cháy là hết sức quan trọng, giúp bảo vệ tính mạng con người và tài sản. Mỗi người cần nắm vững những kiến thức cơ bản về PCCC để có thể ứng phó kịp thời, hiệu quả khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Đồng thời, cần ý thức chấp hành nghiêm các quy định pháp luật về PCCC.
Quý học viên có nhu cầu đăng kí học kiến thức cơ bản về PCCC và có nhu cầu cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC có thể vui lòng liên hệ với chúng tôi.
ĐT, Zalo: 0986 679 105 (Ms Thơm)
Email: thom.viendaotao@gmail.com
Website: daotaocapchungchi.vn
Facebook: Chứng chỉ phòng cháy chữa cháy