50 nguyên tắc an toàn vận hành xe nâng cần biết

Đăng ngày 20/03/2024 lúc: 07:38
50 nguyên tắc an toàn vận hành xe nâng cần biết

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, thương mại và kho bãi, nhu cầu sử dụng xe nâng ngày càng gia tăng. Để có thể trở thành một người vận hành xe nâng hiệu quả, bạn cần phải nắm vững các nguyên tắc an toàn vận hành xe nâng cần thiết. Tránh được những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến con người và hàng hóa liên quan. Dưới đây là 50 nguyên tắc an toàn vận hành xe nâng có trong bài giảng học lái xe nâng của chúng tôi.

1. Hiểu biết phương tiện xe nâng

  • Người sử dụng xe nâng cần tìm hiểu đặc tính kỹ thuật của xe nâng (thông qua hồ sơ kỹ thuật của xe nâng).

2. Chỉ có người được đào tạo và có trách nhiệm mới được vận hành xe nâng.

3. An toàn là việc phải làm

  • Không có thiết kế máy nào loại trừ được lỗi lầm và sự bất cẩn của người lái.

4. Kiểm tra định kỳ

  • Phải kiểm tra định kỳ xe nâng theo chế độ bảo dưỡng của xe.
  • Kiểm tra định kỳ sự rò rỉ nước, dầu nhớt biến dạng, độ rơ… Nếu không tuổi thọ các bộ phận sẽ giảm xuống, trường hợp xấu nhất sự cố có thể xảy ra.
  • Đảm bảo thay thế “những bộ phận quan trọng” đúng định kỳ.
  • Lau chùi sạch dầu, mỡ, nước khởi sàn xe, bàn đạpm tay điều khiển nếu có.
  • Tắt máy trước trước khi kiểm tra máy và các bộ phần liên quan. Đặc biệt chú ý đến quạt gió.
  • Khi xem xét bộ phận tản nhiệt hoặc ống xả, chú ý đừng để nổ máy.

5. Không bỏ qua bất cứ sai sót nào trên xe nâng

  • Bất cứ lúc nào thấy xe hoạt động không bình thường thì phải ngừng vận hành và báo tình trạng cho đốc công.
  • Nếu đèn cảnh báo bật sáng, thì đưa xe vào chỗ an toàn và kiểm tra hoặc sửa chữa.

6. Tránh lửa, nguy hiểm

  • Không sử dụng ngọn lửa để kiểm tra mức nhiên liệu và chỗ rò rỉ nhiên liệu, chất điện phân, nước làm mát.
  • Không bao giờ hút thuốc trong khi xem xét bình điện, khi dùng nhiên liệu hoặc làm việc với hệ thống nhiên liệu, vì như vậy có nguy cơ nổ.
  • Không bao giờ đổ nhiên liệu vào bình khi máy đang hoặt động.

7. Làm nóng và nguội máy

  • Làm nóng và làm nguội máy khoảng 5 phút trước và sau khi làm việc.
  • Khi sử dụng xe của bạn nơi chật hẹp, cần đảm bảo đủ thông gió. Nếu cần thiết sử dugj quạt thông gió.
  • Không mở nắp két nước trong khi máy còn nóng.

8. Lên xuống xe đúng quy tắc

  • Không bao giờ lên xuống xe khi xe đang chạy. Thực hiện đúng quy tắc khi lên xuống xe.

9. Không bao giờ điều khiển khi ngồi chưa đúng tư thế

  • Không bao giờ điều khiển khi chưa ngồi đúng chỗ.
  • Trước khi khởi động, sửa lại chỗ ngồi sao cho có thể dễ dàng với tới toàn bộ các bộ phận điều khiển bằng tay và chân.

10. An toàn khởi động xe

  • Đảm bảo mọi yếu tố an toàn trước khi khởi động xe.
  • Trước khi khởi động, cần đảm bảo là:

+ Cần phanh tay được sử dụng phanh

+ Cần số ở vị trí trung gian

+ Kính chiếu hậu ở đúng vị trí.

  • Không được giữ công tắc khởi động quá 10s. Chờ khoảng 20s khởi động lại.
  • Trước khi khởi động, cần đảm bảo chắc chắn không có ai ở dưới, ở bên trên và đứng sát xe.

11. Đậu xe đúng quy cách

  • Đậu xe chỗ bằng phẳng và sử dụng phanh tay một cách an toàn. Nếu phải đậu xe trên dốc, thì phải dùng đòn kê các bánh.
  • Đặt càng nâng trên đất hoặc trên sàn và hơi nghiêng về phía trước. Tắt máy và rút chìa khóa.

12. Không chạy quá tốc độ

  • Không bao giờ đùa nghịch với xe nâng. Thao tác điều khiển các bộ phận thành thạo, không được xoay tay lái mạnh thình lình . Tránh dừng, khởi động hoặc quay vòng đột ngột.
  • Chắc chắn không một ai ở chung quanh xe trước khi khởi hành .
  • Hãy nhấn kèn báo cho những công nhân khác và những người gần đó biết bạn đang khởi động.

13. Chấp hành luật giao thông

  • Quan sát đèn, biển báo hướng dẫn tốc độ và giao thông, không phóng nhanh.
  • Khi đi trên quốc lộ hoặc đường phố, chấp hành tất cả mọi luật lệ giao thông địa phương.
  • Xe không tải nhường đường cho xe chở nặng ở đoạn đường hẹp hoặc đang lên dốc.

14. Không cho người khác leo lên phương tiện

  • Không bao giờ cho phép người khác ngồi lên càng hoặc trên xe nâng.

15. Di chuyển qua tấm ván hay cầu ván

  • Trước khi di chuyển trên tấm ván hay cầu ván phải chắc chắn rằng việc chống đỡ trọng lượng phải đủ mạnh và chắc chắn chính xác. Kiểm tra dưới đất và vị trí sàn của khu vực làm việc trước hết.
  • Gài thắng đỗ và chèn bánh xe tại những chỗ ngăn ngừa di chuyển phương tiện, xe kéo móc, hay toa xe trong khi xếp dỡ tải hay phương tiện vận tải, kích cố định cần thiết để chống đỡ sơ mi Romooc trong quá trình xếp dỡ tải hay phương tiện vận tải khi Romooc không nối với đầu kéo.

16. Không mơ mộng mất tập trung

  • Khi buồn ngủ thì không được phép lái xe nâng.

17. Hướng mắt nhìn trực tiếp hướng di chuyển

  • Nhìn trực tiếp theo hướng luôn giữ khoảng cách nhìn rõ ràng của đường xe di chuyển.

18. Giữ tư thế ngồi đúng

  • Giữ đầu, cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân trong phạm vi buồng lái. Không đứng thẳng lên vì bất kỳ lí do gì.

19. Xử lý thận trọng khi nâng tải cồng kềnh

  • Khi nâng tải cồng kềnh hạn chế sự quan sát của bạn thì điều khiển xe đi lùi hoặc nhờ người hướng dẫn (tín hiệu). Khi sử dụng có người hướng dẫn bạn phải hiểu hiệu lệnh còi, cờ hoặc tín hiệu khác.
  • Khi thao tác với hàng dài như ống, xà gổ… hoặc trong trường hợp có kích thước lớn hoặc xe có romooc, hãy cực kỳ chú ý đầu cuối của hàng ở các góc rẽ và đoạn đường hẹp tránh nhau. Hãy báo động cho người theo sau.

Xem thêm >> Các nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng

20. Căn đường

  • Căn đường chính xác khi đường chật và khúc cua vòng.
  • Căn đường để rẽ đi qua cổng hay luồn qua cổng. Phải chú ý khi làm việc chỗ chật chội.

21. Đi từ từ qua góc rẽ

  • Đi từ từ và bấm còi ở chỗ vượt nhau và những chỗ tầm nhìn hạn chế.

22. Chú ý quan sát xe

  • Đặc biệt chú ý cẩn thận khi đi giật lùi và quay rẽ. Tránh va đạp càng nâng vào vật gì đó.
  • Do bánh sau là bánh lái, khi quay xe phần đuôi đằng sau nhô ra ngoài. Luôn cẩn thận khi rẽ.
  • Xe nâng có tải kích thước dài thì bán kính quay lớn hơn.

Cần bảo đảm tải đặt đúng và chắc chắn qua cả hai càng nâng. Thông thường chú ý đặc biệt khi đi qua nền đất hoặc sàn chất lượng xấu.

23. Tránh xa vật dễ cháy

  • Để các hóa chất, giấy, vải, các can bình nhiên liệu xa chỗ xe làm việc. Bởi vì chúng dễ cháy nổ do khí xả từ bộ giảm âm.
  • Không bao giờ để các dây cáp điện chạm vào phần nào đó của xe bạn.

24. Ban đêm đi từ từ

  • Sử dụng đèn ở đầu xe, đèn làm việc và đèn rọi sáng khi sử dụng xe ban đêm.

25. Kiểm tra khu vực làm việc

  • Xem xét bề mặt đường mà bạn sẽ chạy qua. Tìm ra những ổ gà chỗ mấp mô các vật chướng ngại, tìm ra tất cả những yếu tố có thể làm bạn mất khả năng điều khiển , bị sa lầy hoặc lật xe,
  • Dón sạch rác và những mảnh vụn. Nhặt tất cả những vật có khả năng đâm thủng lốp hoặc làm tải mất cân bằng.
  • Đi từ từ trên đường trơn và ướt. Đỗ xe cách mép đường, nếu buộc phải đỗ ở đó thì phải rất cẩn thận.

26. Chở tải thấp

  • Dù có tải hay không xe nâng chuyển động với càng nâng cao hơn sự cần thiết là nguy hiểm. Giữ tư thế tốt là 15 – 30 cm ( 6- 12 inch) của càng nâng so với mặt đất hoặc sàn.
  • Không vận hành cơ cấu nâng một bên (nếu được trang bị) khi các càng nâng đã được đưa lên và có tải, bởi như vậy sẽ gây nên mất thăng bằng.

27. Nghiêng khung về phía sau khi có tải

  • Di chuyển khi có tải phải từ từ và khung đứng nghiêng về phía sau. Nếu sử dụng với Pallet bằng thép hoặc giống như vậy phải đảm bảo đứng, quay nghiêng về sau để cản trở tải tụt khỏi càng nâng.
  • Trên các xe có cơ cấu nâng gầu, bản lề, càng lật hoặc loại máng dẫn thì thiết bị gá nên quay nghiêng về phía sau, sau khi đã có tải.

28. Tránh phanh đột ngột

  • Tránh phanh đột ngột hoặc xuống dốc với tốc độ cao. Điều này có nguy cơ làm đổ tải hoặc lật xe.

29. Dừng lại, sau đó mới chạy lùi

  • Luôn luôn hãm dừng hoàn toàn trước khi đổi hướng di chuyển.

30. Những phòng ngừa trên dốc

  • Khi chạy xuống dốc sử dụng phanh. Trong khi sử dụng phanh không được dùng các cần điều khiển hướng và số. Nếu xe vượt quá mức (khoảng cho phép) của bộ điều tốc, thì sử dụng bàn đạp phanh.

31. Lưu ý lên và xuống dốc

  • Khi vận hành xe có tải, để phần cuối của sau xe chở về phía thấp. Khi lên dốc sử dụng cơ cấu tiến, còn khi xuống dốc sử dụng cơ cấu lùi/
  • Không bao giờ quay cơ cấu một bên theo ý định trước có nguy cơ quay ngược phương trên.

32. HIểu biết sức nâng của xe

  • Biết khả năng sức nâng của xe bạn và các thiết bị gá của chúng, không bao giờ dùng quá khả năng đó.
  • Không được dùng người để thêm trọng lượng vào đối trọng. Nó rất nguy hiểm.

33. HIểu biết tải để xếp dỡ

  • Tính đến hình dáng và chất liệu của tải để xếp dỡ, dùng thiết bị gá và dụng cụ thích ứng.
  • Tránh nâng tải bằng dây buộc treo trên càng nâng hoặc thiết bị gá bởi vì dây buộc có thể đứt. Nếu cần thiết người có trình độ về cần trục sẽ làm, dùng móc cẩu thiết bị gá tay cần cẩu.
  • Cẩn thận không để phần nhô ra càng nâng khỏi tải. Phần nhô ra đầu cuối càng nâng có thể gây ra hư hỏng hay lật đổ tải kế.

34. Đeo kính bảo hiểm nếu cần thiết

  • Người vận hành có thể bị hạt bụi hoặc cát trong mắt khi làm việc trong khu vực bụi bẩn. Để ý đến chiều gió và đeo kính nếu cần.

35. Sử dụng thiết bị mang hàng thay thế phù hợp

  • Người sử dụng xe nâng có thể sử dụng các loại thiết bị gá như càng nâng, gầu, gá kẹp xoay, gàu xúc tải, ….

36. Không nâng tải không ổn định

  • Hãy đảm bảo là tải của bạn được đặt đúng và chắc chắn qua cả hai càng nâng. Đừng cố nâng tải chỉ bằng một càng nâng.
  • Đối với loại xe có gàu xúc, hãy đảm bảo tải là vật xúc thật sự và đẩy cần điều khiển lấy tải ra hoàn toàn.
  • Khi làm việc với những xe có khả năng nâng được một bên hoặc có bộ gá dùng cho tải có chiều dài như loại trải rộng, gầu xúc, càng nâng có bản lề. Cần chú ý đến việc lệch tải trọng (trọng tâm của tải phải gần với trọng tâm của xe).

37. Sử dụng pallet thích hợp

  • Pallet và khung trượt phải đủ sức chịu tải. Không bao giờ dùng khi đã bị biến dạng hay hư hỏng.

38. Không bao giờ nâng tải qua đầu người khác

  • Không bao giờ cho phép một ai đứng hoặc đi lại dưới càng nâng hoặc thiết bị gá. Nếu không thể tránh được thì dùng cột chống hoặc các khối bảo hiểm chống càng nâng hoặc thiết bị rơi xuống hoặc di chuyển không dự tính được.

39. Nhẹ nhàng nạp tải

  • Đừng nạp tải ở tốc độ lớn. Luôn luôn đảm bảo tải của bạn đã chắc chắn trước khi nâng.
  • Dừng trước mặt tải sẽ được nâng và đảm bảo không có chướng ngại  nào, sau đó lấy tải nhờ tiến lên.

40. Lấy tải vuông  góc

  • Điều khiển xe vuông góc với khối hàng, tiến vào đống hàng.
  • Khi tải được lấy ra từ một đống hàng, tiến vào một cách vuông góc. Đưa càng nâng vào pallet một cách cẩn thận.

41. Không được nghiêng khung khi có tải ở trên cao

  • Hạn chế tối đa nghiêng khung nâng về phía trước, khi xếp dỡ tải. Không bao giờ nghiêng về phía trước, n ếu như tải chưa được xếp xong hoặc chưa ở độ nâng thấp.
  • Khi xếp tải vào vị trí cao, đầu tiên đưa khung nâng vào vị trí thẳng đứng ở độ cao 15 – 20 cm so với mặt nền rồi nâng tải lên cao hơn. Không bao giờ cố tình nghiêng khung nâng khi tải đang được nâng lên cao.
  • Để dỡ tải ở vị trí cao, đưa càng nâng vào pallet và lùi lại phía sau, rồi hạ tải xuống. Nghiêng trục đứng về phía sau, hạ tải xuống thấp. Không bao giờ nghiêng trục đứng (khung nâng) có tải ở trên cao.

42. Không xếp tải quá cao trên càng nâng

  • Đừng xếp tải trên càng nâng quá cao, đỉnh của tải vượt quá chiều cao của mặt tựa. Nếu phải bắt buộc, thì đặt tải chắc chắn. Khi làm việc với tải cồng kềnh cản trở tầm nhìn vận hành xe đi lùi hoặc có người đánh tín hiệu.

43. Tránh làm việc trên dốc

  • Không bao giờ nâng tải khi xe nghiêng. Tránh làm việc trên dốc.

44. Kéo xe

  • Lưu ý những vấn đề an toàn khi kéo xe.
  • Nếu xe nâng kiểu biến mô thủy lực bị kéo bởi xe khác thì bộ trung gian giữa bộ phận truyền động và hộp vi sai phải lấy đi để ngăn giật đột ngột do kẹt.
  • Đừng cố kéo xe bị hư hỏng hệ thống lái hoặc hệ thống phanh.
  • Tuân thủ, chấp hành các quy định giao thông của địa phương khi kéo xe trên đường công cộng.

45.Giữ động cơ nổ khi di chuyển

  • Nếu phương tiện dùng bộ trợ lực cho hệ thống lái và thắng, vấn đè sau đây sẽ là nguyên nhân khi máy dừng lại trong quá trình vận chuyển. Đặt bộ trợ lực trong sử dụng, khởi động lái.
  • Hệ thống phanh, bộ trợ lực trở nên không hiệu quả, bàn đạp vận hành nặng sẽ là nguyên nhân đưa đến kết quả công suất hãm nhỏ hơn. Đạp bàn đạp mạnh và đậu xe nơi an toàn.
  • Hệ thống lái, bộ trợ lực trở nên không hiệu quả vô lăng điều khiển nặng khi vận hành là nguyên nhân.

46. Trang bị bảo hộ lao động: quần, áo, nón, giày, kính mắt.

47. Giữ gìn Decals của xe

  • Nhãn hiệu Decal trên máy được cảnh báo bằng hình vẽ và phương pháp vận hành phương tiện. Khi vận hành máy tuân theo tất cả những nhãn hiệu trên máy được đưa thêm vào sổ tay vận hành máy.
  • Thay thế những nhãn hiệu Decal hư hỏng và không nhìn thấy được.

48. Các sửa đổi

  • Việc bổ sung hoặc đặt thêm những thiết bị khác ảnh hưởng đến khả năng cấu tạo hoặc sức nâng. Cần hỏi ý kiến của hãng sản xuất.

VD: Trước khi lắp đặt thiết bị gá và dụng cụ chuyên dùng, xếp dỡ tải như thiết bị cào, gầu ngoạm, kẹp xoay… mà không được lắp đặt chính thức bởi nhà sản xuất cần hỏi ý kiến của hãng.

49. Lập kế hoạch làm việc

Lập kế hoạch làm việc phổ biến cho những người liên quan.

50. Định kì kiểm tra, bảo dưỡng xe nâng theo quy trình trong Cataloge đã định.

  • Kiểm tra an toàn xe nâng hàng ngày
  • Không khởi động nếu phương tiện hư hỏng và có sai sót. Dừng lại nếu khởi động có vấn đề. Chỉ những công nhân đã được đào tạo, và người có trách nhiệm mới được sửa chữa.
  • Kiểm tra thiết bị an toàn: còi, đèn, thắng và tín hiệu báo động phát lên.
  • Phải đề phòng tải ở trên đầu mặt tựa càng nâng. Luôn luôn bên trong buồng lái.
  • Chân và tay nắm an toàn khi lên xuống xe nâng.
  • Đi giày bảo hộ.
  • Thắt dây đai an toàn xe nâng trong khi vận hành.
  • Kiểm tra chung quanh an toàn xe nâng và nhấn còi khi khởi động phương tiện.
  • Điều chỉnh càng nâng theo bề rộng có khả năng chịu tải hoàn toàn.
  • Giữ tải ổn định khi lên xuống dốc theo các hướng. Không bao giờ quay vòng trên hướng chuyển động.
  • Luôn nhìn trực tiếp và giữ tầm nhìn rõ ràng của đường di chuyển phương tiện, đặc biệt chạy lùi.
  • Di chuyển chậm khi tải có kích thước rộng, cao, hay dài. Di chuyển ngược lại nếu tầm nhìn là khối tải.
  • Chỉ đậu xe nâng ở bãi cho phép và an toàn không bao giờ đậu trên mặt nghiêng. Không bao giờ đậu khu vực gây cản trở tuyến đường khẩn cấp hay thiết bị.
  • Khi đậu, hạ càng nâng xuống nền và nghiêng khung nâng ra phía trước cho tới khi càng nâng bằng phẳng trên mặt đất.

Kết luận

Trên đây là 50 nguyên tắc an toàn vận hành xe nâng, một phần trong chương trình học lái xe nâng tại TPHCM của chúng tôi. Các cá nhân, đơn vị có nhu cầu đào tạo lái xe nâng vui lòng liên hệ:

ĐT, Zalo: 0986 679  105 (Ms Thơm)

Email: thom.viendaotao@gmail.com

Website: daotaocapchungchi.vn

Fanpage: Chứng chỉ lái xe nâng – Học lái xe nâng

Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy gọi ngay chúng tôi: 0986.679.105 nhé!

Bài viết liên quan

Học lái xe nâng hết bao nhiêu tiền?

Trong thời buổi hiện đại, xe nâng đóng một vai trò quan trọng trong việc [...]

Đăng kí học lái máy xúc tại Nghệ An

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu về [...]

Cách thoát hiểm khi cháy tại nhà ở, chung cư, cao tầng

Hỏa hoạn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại về người và tài sản [...]

Nguyên tắc an toàn khi vận hành xe nâng

Xe nâng là thiết bị nâng hạ phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các [...]

Học lái xe nâng tại Hòa Bình, cấp chứng chỉ sau khóa học

Xe nâng là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy, kho hàng, công [...]

Tìm hiểu kiến thức cơ bản về PCCC cần thiết

Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là một lĩnh vực hết sức quan trọng, ảnh hưởng [...]

Contact Me on Zalo
0986.679.105